Cây Bồ Kết
Bồ Kết có dạng cây thân gỗ trung bình, cao từ 7-10m, phân nhiều cành thưa, màu xám trắng. Các bộ phận sử dụng chủ yếu là quả, hạt và gai bồ kết. Quả bồ kết là quả chín, phơi khô, thường dùng gội đầu, kích thích mọc tóc và làm đen tóc. Hạt bồ kết có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt. Gai bồ kết dùng để chữa ác sang, tiêu ung độc, làm thông sữa.
- Tư vấn sản phẩm 24/7
- Hotline: 0387.072.577
- Email: info@gmail.com
- Địa chỉ: Thôn 4, Văn Phú, Yên Bái
Cây Bồ Kết
Tên khoa học: Fructus Gleditschiae.
Tên khác: Bồ kếp, chùm kết, tạo giác, phắc kết, co kết...
Đặc điểm của cây Bồ Kết:
Bồ Kết có dạng cây thân gỗ trung bình, cao từ 7-10m, phân nhiều cành thưa, màu xám trắng. Thân và cành thường có gai đơn hoặc gai chùm, mập. Lá kép lông chim 2 lần, gồm 10-18 đôi lá phụ dạng bầu dục thuôn đều cả 2 đầu, màu xanh nhạt. Lá mọc so le, thường thành cụm, lá chét lông chim đôi và lông chim kép thường trên cùng một cây. Bồ kết rụng lá vào mùa đông. Lá non mọc lại vào cuối mùa xuân năm sau.
CÂY BỒ KẾT
Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có 5-7 hoa, hoa có 3-5 cánh, màu lục nhạt hoặc trắng ánh xanh lục, hoa lưỡng tính. Mùa hoa từ tháng 5-7. Quả Bồ kết có dạng quả đậu mỏng, dài 10-12cm, rộng 1,5-2cm, thẳng hoặc hơi cong. Khi quả còn tươi mặt ngoài có một lớp phấn màu lam, khi quả chín màu vàng nâu, để lâu chuyển sang màu đen, trong quả có 8-12 hạt. Mùa quả bắt đầu từ tháng 8-10.
Thành phần hóa học của quả Bồ Kết
Quả Bồ kết chứa Saponin triterpenic (khoảng 10%), đặt tên là australosid có phần aglycon là acid echynocystic. Phần đường của chất này có hai mạch: một mạch nối vào OH- ở C-3 gồm có D-xylose, L-arabinose, D-glucose theo tỉ lệ 2:1:1. Còn mạch ở C-28 theo dây nối ester gồm D-xylose, D-galactose theo tỉ lệ 1:1. Ngoài ra, trong quả bồ kết còn chứa 8 hợp chất flavonid, trong đó có saponaretin, vitexin, homoorientin, oriente và luteolin.
QUẢ BỒ KẾT
Công dụng của Bồ Kết
Các bộ phận sử dụng chủ yếu là quả, hạt và gai bồ kết. Quả bồ kết là quả chín, phơi khô, thường dùng gội đầu, kích thích mọc tóc và làm đen tóc. Khi dùng phải bỏ hạt, dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm. Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, không độc. Có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt. Gai bồ kết có vị cay, tính ôn không độc, chứa các hoạt chất kháng khuẩn và nấm dùng để chữa ác sang, tiêu ung độc, làm thông sữa. Ngoài ra, bồ kết còn được dùng để chữa bí đại tiện và không trung tiện được khi mổ, chữa tắc ruột có kết quả, có thể dùng cho trẻ em và cả người lớn.
CÂY BỒ KẾT GIỐNG
Phân bố của cây Bồ kết
Cây Bồ Kết có nguồn gốc ở vùng Bắc Mỹ và Châu Á (Nam Trung Hoa, Bắc Việt Nam). Ở Việt Nam cây được trồng chủ yếu ở Trung du và đồng bằng. Cây bồ kết mọc hoang dại nhiều nơi rải rác trên khắp nước ta: Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Hải phòng, Hưng Yên... Riêng đảo Cát Bà (Hải Phòng) có tới 40.000 cây, hàng năm cho tới 40 tấn bồ kết.
Mọi thông tin liên hệ mua Giống cây Bồ Kết
Thôn 4 - xã Văn Phú - TP Yên Bái - Yên Bái
KS Trần Hoàn: 0387072577
ZL, FB: 0387072577
Email: tranlehoan.edu@gmail.com
Sản phẩm liên quan